VPS là một dạng máy chủ ảo, nghĩa là về mặt vật lý bạn không cần sở hữu chúng, nhưng về chức năng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát xây dựng hệ thống hoàn chỉnh như chính server riêng của bạn, việc này rất thuận tiện, đặc biệt chi phí đầu tư cho VPS hiện nay khá rẻ, và có rất nhiều nhà cung cấp tốt, một số nhà cung cấp uy tín nhất hiện nay bạn có thể lựa chọn như Amazon web service, Microsoft, hay Google. Ở VN cũng có rất nhiều nhà cung cấp, tuy nhiên về chi phí ở VN có thể cao hơn ở nước ngoài một chút, tuy nhiên mình đánh giá thì nhìn chung cũng oke để lựa chọn. Dưới đây mình sẻ hướng dẫn các bạn những bước cơ bản để tạo một website chạy được môi trường VPS chạy hệ điều hành Linux, mà cụ thể là hệ điều hành Centos. Gồm có 7 bước như sau:
Nội dung chính
Bước 1 : Trỏ IP từ domain về server.
Thực ra bước này bạn làm trước hay sau cũng được, nhưng mình mang nó lên đầu tiên để khi làm xong các bước bên dưới là website chạy được luôn, ko phải chờ đợi nữa.
(Vì sau khi trỏ IP từ domain về cần đợi 1 khoảng thời gian cho nó ổn định)
Bạn mua domain ở nhà cung cấp nào thì vào quản lý domain để làm thao tác này. Ở hướng dẫn này, mình ví dụ domain của mình đang nằm ở Namecheap thì mình vào phần MANAGE của domain đó :
Chuyển sang tab Advanced DNS :
Add New Record (Nếu nó có sẵn record nào mà không phải bạn add vào thì xóa hết đi nhé) :
- Loại Record : Chọn A Record
- Host : Chọn @
- Value : Điền địa chỉ IP của host, bất cứ VPS hay máy chủ nào mà bạn thuê đều có IP riêng.
Bước 2 : Cài Hocvps Script
Trước khi thao tác bước này, hãy đảm bảo bạn biết sử dụng Bitvise SSH Client để truy cập vào VPS từ máy tínhvà Notepad++ để chỉnh sửa file dữ liệu.
Sau khi truy cập vào VPS, bạn hoàn toàn có thể tạo cơ sở dữ liệu, thêm các thành phần để cài đặt WordPress trên VPS, tuy nhiên với 1 người không chuyên như mình, mình cần 1 script đã được viết sẵn để dễ dàng thao tác & quản lý VPS hơn.
Và mình chọn Hocvps Script để làm việc này. Đây là một script khá nổi tiếng được nhiều người lựa chọn, mà tác giả viết đó là bạn Luân Trần.
Để cài Script này vào VPS của bạn, bạn sẽ mở Terminal Console và chạy dòng lệnh sau :
curl -sO https://hocvps.com/install && bash install
Trong lúc cài đặt, script sẽ hỏi bạn một số thông tin :
- Phiên bản PHP : Bạn chọn 5.6 hoặc bản mới nhất cũng được, điền số tương ứng và Enter
- Domain của bạn : Ghi tên miền bạn đang muốn cài và nhấn Enter
- Port : Bạn điền cổng do bạn tự nghĩ (Bạn nhớ số cổng là được). Xong nhấn Enter
Script sẽ chạy khoảng tầm 1 phút là cài đặt xong. Sau khi hoàn thành, service của bạn sẽ tự động khởi động lại, và Bitvise SSH sẽ tự động kết nối lại.
Khi đăng nhập bằng Bitvise SSH, sử dụng port 2222 (Thử 22 nếu không được).
Khi kết nối lại thành công, bạn sẽ tìm đến thư mục root sẽ thấy 1 file là hocvps-script.txt. Ở trong file này sẽ chứa các thông tin quan trọng server của bạn, bao gồm mật khẩu để truy cập database mà sẽ dùng ở bước sau.
Bước 3 : Tải WordPress phiên bản mới nhất về VPS
Điều quan trọng đầu tiên, bạn cần phải cài WordPress vào đúng vị trí của nó. Là thư mục home/tendomain/public_html. Như mình cài WordPress cho domain affhub.io thì mình vào thư mục hình bên dưới.
Tiếp theo, bạn mới Terminal Console ra và thao tác truy cập thư mục này bằng lệnh : (Sau các lệnh thì bạn tự biết là gõ Enter nhé)
cd /home/tendomain/public_html
Bạn có thể copy đường dẫ rồi paste vào cho đúng, ví dụ:
cd /home/affhub.io/public_html
Tiếp đó bạn tải WordPress về thư mục này bằng lệnh
wget http://wordpress.org/latest.tar.gz
Tiếp đó, bạn giải nén file vừa tải về với câu lệnh
tar -xzvf latest.tar.gz
Bước 4 : Tạo và thiết lập database.
Database hay còn gọi là cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ các thông tin quan trọng cho trang WordPress của bạn. Bạn cần phải tạo ra 1 database mới bằng cách sau :
Đăng nhập mySQL bằng câu lệnh :
mysql -u admin -p
Nó sẽ hỏi mật khẩu thì bạn tìm trong file hocvps-script.txt như bước 1 mình đã đề cập nhé.
Bạn thực hiện tiếp các câu lệnh sau :
- Tạo database mới :
create database dbname;
(dbname là tên bạn tự đặt)
- Tạo và thiết lập quyền cho user :
create user username@localhost identified by 'password';
(username bạn tự đặt, mình đặt tên giống database luôn cho dễ nhớ, password bạn cũng tự đặt)
- Thiết lập quyền cho user :
grant all on dbname.* to username@localhost;
(Thay dbname và username cho đúng nehs)
- Xác thực tất cả thao tác ở trên bằng lệnh FLUSH :
FLUSH PRIVILEGES;
Hiển thị trong Terminal Console như hình bên dưới là chuẩn :
Xong xuôi hết bạn dùng lệnh exit để thoát khỏi mySQL :
exit
Bước 5 : Tạo và chỉnh sửa file wp-config.php
Tiếp tục sử dụng Terminal Console, chú ý là vẫn phải thao tác trong thư mục chứa WordPress nhé. Nếu bạn lỡ thoát ra thư mục chính của VPS thì phải dùng lại lệnh cd để vào lại thư mục cài WordPress.
Còn nếu bạn thao tác liên tiếp như ở trên mình hướng dẫn thì sau khi dùng lệnh exit để thoát khỏi mySQL thì nó vẫn sẽ ở thư mục WordPress (public_html)
Bây giờ, bạn sẽ tạo ra 1 file wp-config.php, chức năng của file này là nhằm kết nối các file của bạn với database mới được tạo ở bước 3, giúp cho trang web của bạn có thể chạy được.
Thực chất trong file WordPress đã tải về ở bước thứ 2, đã chứa file config sample (File config mẫu), giờ bạn chỉ cần nhân bản file này, giữ nguyên nội dung file mới và đặt tên file mới là wp-config.php.
Thao tác bằng cách chạy lệnh :
cp ./wordpress/wp-config-sample.php ./wordpress/wp-config.php
Tiếp theo, để chỉnh sửa file này và cấu hình nó, bạn dùng SFPT Window tìm đến thư mục chứa nó : /home/tendomain/public_html/wordpress
Nếu bạn không thấy file, có thể dùng nút reload folder để server cập nhật lại :
Bạn sẽ edit file này bằng cách bấm chuột phải, chọn Edit with :
Sử dụng Notepad++ để edit (Chưa có thì donwload về và cài vào máy tính nhé):
Giờ bạn điền các thông tin database mà bạn đã tạo ở bước trước bao gồm :
- Database name
- Username
- Password
Xong xuôi bạn lưu file lại : Nhấn Ctrl + S hoặc chọn File => Save
Bước 6 : Di chuyển thư mục WordPress ra bên ngoài
- Thư mục chứa WordPress hiện tại : /home/ten-domain/public_html/wordpress
- Để website chạy, bạn phải mang thư mục này ra folder : /home/ten-domain/public_html/
Bạn dùng Terminal Console chạy lệnh sau :
mv -f ./wordpress/* ./
Chạy tiếp 1 lệnh sau để hoàn tất :
sudo chown nginx:nginx * -R
Bước 7 : Website đã chạy, hoàn tất cài đặt
Tới đây, bạn đã hoàn tất việc cài đặt WordPress trên server linux chạy CentOS. Bạn hãy thử vào webiste của bạn và thấy nó đã chạy. Và yêu cầu bạn làm 1 số thao tác đầu tiên.
Chọn ngôn ngữ English rồi bấm Continue :
Điền 1 số thông tin về website (Những thứ này có thể sửa lại sau) :
- Site Title : Tiêu đề
- Username : Tên đăng nhập
- Password : Mật khẩu
- Your email : Email của bạn
Xong xuôi nhấn Install WordPress
Sau khi quá trình đặt chạy xong, bạn đã có thể đăng nhập vào wp-admin webiste của bạn và bắt đầu sử dụng 1 trang web chạy WordPress.
Đến đây là bạn có thể xây dựng một website mà không cần phải sử dụng share host nữa, và bạn còn tận dụng được không giang, bộ nhớ còn rảnh của VPS để làm một số việc khác.